Bạn đang ở đây

Phát triển CN – TTCN ở Yên Mô (Ninh Bình): Khuyến khích ngành nghề giải quyết nhiều lao động

21/02/2020 10:12:58

Toàn huyện Yên Mô có hơn 240 DN hoạt động thường xuyên trong ngành khai thác mỏ; vật liệu xây dựng; chế biến sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu; may mặc, giày da xuất khẩu; sản xuất gốm sứ... 11 làng nghề được UBND tỉnh công nhận là làng nghề cấp tỉnh và 1 làng có nghề truyền thống.

phat trien cn ttcn o yen mo ninh binh khuyen khich nganh nghe giai quyet nhieu lao dong

các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở Yên Mmô tăng trưởng khá qua các năm

Năm 2019, giá trị sản xuất CN - TTCN và xây dựng ước đạt 2.445 tỷ đồng, tăng 283 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018; tốc độ tăng trưởng ước đạt 13,09%, trong đó, giá trị sản xuất CN - TTCN ước đạt hơn 1.100 tỷ đồng, tăng trên 17% so với năm 2018.

Để đạt được kết quả này, những năm qua, Yên Mô đã triển khai đồng bộ các giải pháp về quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển CN – TTCN; tích cực hỗ trợ DN về hành lang pháp lý, thu hút đầu tư và khuyến khích DN mở rộng sản xuất; đổi mới thiết bị, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, thực hiện quy hoạch, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để DN vào đầu tư hạ tầng, đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đến hết năm 2019, địa phương đã quy hoạch được 4 cụm CN với tổng diện tích trên 156 ha và 17 điểm CN tại các xã, thị trấn.

Cùng với phát triển CN, huyện cũng tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển làng nghề truyền thống; đưa ngành nghề mới về địa phương tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Cụ thể, tạo điều kiện về vốn vay, mặt bằng để DN, cơ sở tiến hành sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Từ đó, các DN, cơ sở sản xuất có điều kiện mở rộng quy mô, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Điển hình như Công ty TNHH Bảo tồn và Phát triển gốm Bồ Bát (xã Yên Thành) xuất phát điểm là cơ sở sản xuất nhỏ lẻ các mặt hàng quà lưu niệm, đã được tỉnh, huyện tạo điều kiện mở rộng sản xuất lên 5.000m2 xây dựng nhà xưởng, lắp ráp dây chuyền sản xuất tiên tiến, từ đó phát triển thêm nhiều mặt hàng mới có giá trị cao, tăng doanh thu cho DN, tạo việc làm cho hơn 30 lao động địa phương với mức thu nhập 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Với nhiều giải pháp tập trung, đồng bộ, những năm qua, giá trị sản xuất CN – TTCN huyện Yên Mô đều đạt và vượt kế hoạch; góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng CN - TTCN và dịch vụ; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, cải thiện đời sống người dân.

Năm 2020, Yên Mô đặt mục tiêu giá trị CN - TTCN đạt 1.350 tỷ đồng. Huyện tiếp tục tập trung phát triển các ngành nghề CN - TTCN thế mạnh của địa phương; nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, cơ sở sản xuất; đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi cho DN vừa và nhỏ vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; tăng cường công tác khuyến công.

Huyện Yên Mô sẽ tiếp tục chú trọng củng cố, nâng cao hoạt động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu; cung ứng nguyên vật liệu, hướng dẫn kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, DN phát triển ngành nghề mới có khả năng thu hút nhiều lao động, ổn định và lâu dài để triển khai và nhân rộng trên địa bàn huyện.

Nguồn: Báo Công thương

Tin liên quan