Bạn đang ở đây

Yên Bái: 5 tháng đầu năm công nghiệp, thương mại tiếp tục giữ được nhịp tăng trưởng

20/06/2012 11:43:38

Tuy nhiên với những chính sách ưu đãi và gói hỗ trợ các doanh nghiệp của Nhà nước đưa ra đã góp phần là động lực giúp các doanh nghiệp phấn đấu và đạt những được kết quả nhất định.

5 tháng đầu năm 2012, Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 1.303 tỷ đồng, bằng 33,4% kế hoạch năm, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khu vực doanh nghiệp Nhà nước ước đạt 382 tỷ đồng, tăng 8,6% ; Khu vực ngoài quốc doanh ước 849,9 tỷ đồng, tăng 20,0%;  Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 71,4 tỷ đồng, tăng 162,4% so với cùng kỳ năm trước.

Kinh doanh thương mại trên địa bàn ổn định, giá cả các mặt hàng không có biến động lớn. Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh tháng 05/2012 giảm 0,16% so với tháng trước, nhưng bình quân so với cùng kỳ năm trước vẵn tăng 16,79%. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ 5 tháng ước đạt 3.125,609 tỷ đồng, bằng 44,65% kế hoạch, tăng 29,8% so với cùng kỳ. Trong đó: khu vực kinh tế Nhà nước ước đạt 210,7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 6,74%; các khu vực kinh tế khác ước đạt 2.914 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 93%. Nhu cầu vật tư hàng hóa được đáp ứng đầy đủ, chất lượng dịch vụ được các doanh nghiệp thương mại quan tâm. 

Xuất khẩu 5 tháng ước đạt 16.274 ngàn USD, bằng 40,68% kế hoạch, tăng 22,71% so với cùng kỳ. Đóng góp nhiều vào kết quả xuất khẩu là: nhóm sản phẩm khoáng sản (đá bột + hạt); chè, giấy vàng mã; nhóm hàng nông lâm sản. Các đơn vị có kim ngạch xuất khẩu lớn gồm: Công ty TNHH TMSX XNK Đạt Thành; Công ty liên doanh cacbonnat YBB; Công ty CP Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái; Cty CP Mông Sơn; Công ty TNHH Đá cẩm thạch RK Việt Nam...

 Với kết quả đạt được, sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại đã vượt qua những khó khăn giữ được mức tăng trưởng. Tuy nhiên, để hoàn thành kế hoạch cả năm nhiệm vụ các tháng còn lại rất nặng nề: Giá trị sản xuất công nghiệp phải phấn đấu đạt trên 370 tỷ đồng/tháng; Xuất khẩu phấn đấu đạt trên 3,4 triệu USD/tháng và  Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt trên 600 tỷ đồng/tháng.

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hoàn thành kế hoạch với khả năng cao nhất, Sở Công Thương sẽ triển khai tích cực một số nhiệm vụ và giải pháp sau:

- Một là: Các phòng chuyên môn tập trung bám sát cơ sở, chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, đôn đốc, thống kê đánh giá đầy đủ kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch 6 tháng đầu năm, đề xuất biện pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

- Hai là: Cùng với các ngành chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số: 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

- Ba là: Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện, kỹ thuật an toàn môi trường, quản lý khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, quản lý kinh doanh hóa chất; nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh để đề xuất các giải pháp, chính sách tháo gỡ cụ thể.

- Bốn là: Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động khuyến công, tư vấn phát triển công nghiệp; đẩy nhanh tiến độ thi công dự án lưới điện; Động viên các doanh nghiệp có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, trong đó tập trung vào các sản phẩm chủ lực như: xi măng; Felspat bột; bột đá; Giấy đế, giấy vàng mã, chè…tiếp tục tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất công nghiệp - TTCN các địa phương phát triển;

- Năm là: Tăng cường công tác quản lý nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến nông, lân sản (gỗ rừng trồng, chè búp tươi…), ngăn chặn tình trạng tranh mua nguyên liệu trên địa bàn bằng biện pháp phối hợp chặt chẽ các lực lượng: kiểm lâm, quản lý thị trương, thuế…để kiểm tra các đối tượng thu mua trong việc chấp hành quy định của Nhà nước, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng;

- Sáu là: Tích cực triển khai công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu hàng hoá cho một số doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu;

- Bẩy là: Tăng cường công tác quản lý thị trường, tập trung kiểm tra việc chấp hành pháp luật kinh doanh, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu gian lận thương mại, vi phạm về quản lý giá, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, tập trung xử lý mạnh các cơ sở, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm chè không đảm bảo chất lượng; triển khai các hoạt động thanh- kiểm tra theo kế hoạch.

Nguồn: Phòng KHTH

Tin liên quan