Bạn đang ở đây

Ngành Công Thương Yên Bái nỗ lực phấn đấu thực hiện kế hoạch năm 2011

10/09/2011 16:35:48
Mặc dù gặp nhiều bất lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, song với tinh thần quyết tâm của toàn ngành, được sự chỉ đạo sát sao sự ủng hộ giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh, của các Sở ngành và các địa phương, trong 6 tháng đầu năm kết quả đạt được của ngành vẫn có sự tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2010.
 
Về chỉ tiêu tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội kế hoạch đặt ra là 5.800 tỷ đồng, ước thực hiện 6 tháng đầu năm đạt 2.911 tỷ đồng bằng 50,2% chỉ tiêu. Mục tiêu này có nhiều thuận lợi do tình hình biến động tăng của giá cả thị trường, dự kiến sẽ đạt và vượt kế hoạch.
 
Với chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu: Mục tiêu kế hoạch là 37 triệu USD, 6 tháng đầu năm ước đạt 16,6 triệu USD, bằng gần 45% KH, dự ước cả năm sẽ hoàn thành 100% KH, do trong 6 tháng còn lại một số dự án sản xuất hàng xuất khẩu sẽ ổn định và đẩy mạnh sản xuất: Như công ty TNHH đá cẩm thạch RK xuất khẩu đá CaCO3; các đơn vị sản xuất chè xuất khẩu, các đơn vị sản xuất tinh bột sắn, tinh dầu quế vào chính vụ, hơn nữa theo dự báo vào quý IV tình hình lạm phát sẽ cơ bản được khống chế việc sản xuất kinh doanh sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
 
Riêng với chỉ tiêu lớn là GTSXCN do gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đầu tư sản xuất kinh doanh, nên đạt không cao so với kế hoạch đề ra.
 
Năm 2011, kế hoạch GTSXCN toàn tỉnh là: 3.600 tỷ đồng, trong đó: Khối tỉnh quản lý: 1.940 tỷ đồng; Khối huyện quản: 1.660 tỷ đồng.
 
Dự ước thực hiện 6 tháng đầu năm là: 1.424,6 tỷ đồng bằng 39,6% kế hoạch, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2010 trong đó: Khối tỉnh quản đạt 797,8 tỷ đồng bằng 41,1% kế hoạch năm tăng gần 10% so với cùng kỳ; Khối huyện quản đạt 626,8 tỷ đồng bằng 37,8% kế hoạch năm, tăng 40,5% so với cùng kỳ 2010.
 
Nguyên nhân dẫn đến phát triển công nghiệp đạt thấp so với mục tiêu chủ yếu như sau:
 
Do ảnh hưởng của lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát: Lạm phát đã đẩy giá trị đầu vào tăng cao (nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng: Điện, xăng dầu, than, lương công nhân, chi phí vận chuyển, lãi suất ngân hàng ...)dẫn đến giá thành sản phẩm tăng cao, trong khi giá bán sản phẩm, nhất là bán nội tiêu không tăng tương xứng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh cũng như tái đầu tư mở rộng sản xuất.
 
Mặt trái của các giải pháp kiềm chế lạm phát đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các ngân hàng hạn chế cho vay, cho vay với lãi suất cao, trung bình từ 20-22%/năm ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ đầu tư các dự án, nhiều dự án dở dang chậm được hoàn thành đi vào sản xuất. Việc giảm chi tiêu công, cắt giảm xây dựng các công trình từ nguồn ngân sách đang ảnh hưởng lớn tới ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng: đá, cát, sỏi, gạch, xi măng từ đó sản lượng sản xuất giảm do tiêu thụ chậm.
 
Một số dự án dự kiến đi vào hoạt động đã chậm tiến độ, hoặc vận hành không đủ công suất, điển hình: dự án chế biến CaCO3 , khai thác tuyển quặng sắt của công ty TNHH 1 thành viên số 1 Hải Dương; dự án thủy điện Ngòi Hút I. Nhiều cơ sở khai thác chế biến CaCO3 , quặng sắt và các khoáng sản khác đã được cấp phép song đang phải bổ xung hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư, hoặc đang xây dựng cơ bản chưa phát huy được hiệu quả, điển hình như: Khai thác CaCO3 có 23 điểm mỏ được cấp phép, chỉ có 09 mỏ đang khai thác; 02 mỏ hết hạn; 11 mỏ đang xây dựng cơ bản sản phẩm 6 tháng đầu năm mới đạt 1/3 kế hoạch; Khai thác quặng sắt: có 50 điểm mỏ được cấp phép chỉ có 13 mỏ đang hoạt động, còn các mỏ khác đang hoàn thiện thủ tục, và xây dựng cơ bản. Sản phẩm 6 tháng đầu năm đạt trên 10% kế hoạch (52/500 nghìn tấn)
 
Một số dự án đi  vào hoạt động nhưng không đủ công suất như nhà máy sản xuất hạt nhựa của công ty nhựa An Phát, thủy điện Mường Kim, Nậm Đông 3...
 
Một số dự án đã đăng ký vào đầu tư trong các cụm công nghiệp song hiện đang vướng về hạ tầng điện, nước và giao thông vào cụm nên chưa triển khai được.
 
Một số doanh nghiệp do gặp khó khăn đã sụt giảm  về sản lượng sản xuất GTSXCN cả năm không đạt như kế hoạch: Công ty TNHH 1 thành viênLâm nghiệp Lục Yên giảm 6 tỷ; Công ty Môi trường & Đô thị giảm 33 tỷ; Công ty CP Phú Yên giảm 5,5 tỷ; công ty Vật liệu xây dựng giảm 3,5 tỷ; Công ty Cp thủy điện Thác Bà giảm 27 tỷ; thủy điện Nậm Đông giảm 11 tỷ; Công ty CP khoáng sản PVG giảm 13,3 tỷ; thủy điện Ngòi hút 1 giảm 10 tỷ...
 
Về khối công nghiệp huyện: do việc giao kế hoạch đầu năm quá cao so với kết quả đạt được năm liền kề, trong khi trên địa bàn năng lực sản xuất mới tăng thêm không đáng kể. Trong năm 2010 ở khối này đã có chương trình rà soát khá kỹ càng các cơ sở sản xuất đưa vào đánh giá GTSXCN và đạt GTSXCN năm 2010 là 1.162 tỷ đồng. Năm 2011 được giao là 1.660 tỷ đồng tăng 43% so với 2010. Có huyện kế hoạch giao quá cao, trong khi không có những dự án mới đi vào sản xuất, điển hình như huyện Văn Yên: giao 230 tỷ/100,7 tỷ tăng 129%; huyện Trấn Yên: giao 200 tỷ/116 tỷ tăng 70 %; huyện Văn Chấn giao 220 tỷ/164 tỷ tăng 35 %. Hầu hết các huyện đều có phản ánh về mức giao kế hoạch quá cao.
 
Qua xem xét tổng hợp có tính đến những yếu tố tăng giảm hợp lý. Sở Công Thương nhận thấy GTSXCN năm 2011 khó đạt được mục tiêu 3.600 tỷ đồng. Song với sự chỉ đạo kiên quyết của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đồng thời theo dự báo một số dự án có thể hoàn thành đi vào hoạt động trong quý IV, sự phát triển sản xuất nhanh hơn của các DN khi tình hình lạm phát được khống chế... ngành Công thương quyết tâm chỉ đạo thực hiện để đạt được kết quả cao nhất chỉ tiêu GTSXCN
 
Để phát triển SXCN 6 tháng cuối năm 2011 nhanh hơn nghành Công thương đề xuất các giải pháp và kiến nghị:
 
- Tỉnh tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ  để các dự án khai thác chế biến khoáng sản nhất là khai thác CaCO3; khai thác quặng sắt đi vào hoạt động, tháo gỡ những thủ tục khi chuẩn bị đầu tư, cũng như trong khai thác, nhanh chóng cấp phép cho các dự án đã đảm bảo thủ tục để doanh nghiệp đi vào sản xuất.
 
- Sớm ban hành chính hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất và kinh doanh trong năm 2011, trên cơ sở đề xuất đã được Sở Công Thương – Sở Tài Chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh trong khuôn khổ chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ.
 
- Triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông các tuyến Khánh Hòa – Lục Yên; Yên Bái – Khe Sang; Quốc lộ 70 đi Mông Sơn; TP Yên Bái đi KCN phía nam; Tập trung đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp nhất là các khu cụm đã có các nhà đầu tư đăng ký triển khai dự án./.
Phòng QLCN- Sở Công Thương

Tin liên quan