Bạn đang ở đây

Chỉ thị số 02/CT-TTg, ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ sẽ có ảnh hưởng trước mắt tới các Doanh nghiệp khai thác chế biến đá Block

11/06/2012 10:03:36

Bao gồm các dải núi đá vôi trắng hệ tầng An Phú, kéo dài từ xã Khai Trung, qua các xã Tân Lĩnh, Yên Thắng, Liễu Đô, Tân Lập, Minh Tiến, An Phú, Phan Thanh, Vĩnh Lạc của huyện Lục Yên; Xuân Long, Phúc Ninh đến xã Mông Sơn của huyện Yên Bình. Tuy nhiên chất lượng đá vôi trắng (đá hoa) để sản xuất được đá Block và các sản phẩm đá xẻ, đá tấm slap, các sản phẩm mỹ nghệ chế tác từ đá hoa trắng chỉ tập trung trên địa bàn các xã của huyện Lục Yên. Điều này rất thuận lợi cho ngành công nghiệp khai khai thác, chế biến đá hoa trắng tại huyện Lục Yên phát triển.

Hiện tại trên địa bàn huyện Lục Yên có 22 giấy phép khai thác đá vôi trắng còn hạn cấp cho 20 đơn vị (Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 20 giấy phép; Ủy ban nhân dân tỉnh cấp 02 giấy phép), trong đó 7/22 giấy phép khai thác đã đi vào hoạt động khai thác, chế biến tạo ra các sản phẩm là đá khối (Blook), đá xẻ tấm, đá cục thô dùng để nghiền bột khoáng chất công nghiệp và vật liệ xây dưng thông thường; Số giấy phép còn lại đang tiến hành xây dựng cơ bản mỏ và chưa đi vào hoạt động.  

Sản lượng khai thác và chế biến 12 tháng năm 2011: Đá Block 10.500 m3; Đá xẻ các loại 192.000 m2; Đá cục để nghiền bột CaCO3 120.000 m3. Thị trường tiêu thụ chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và các nước khác; Một phần nhỏ được tiêu thụ trong nước phục vụ cho sản xuất xi măng, việc chế tác các sản phẩm đá mỹ nghệ và đá ốp lát trong xây dựng..

Ngày 09/01/2012 Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng, xuất khẩu khoáng sản và nêu rõ không xuất khẩu Đá hoa trắng dạng khối (Đá Block).

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương nhận thấy:

Chỉ thị của Chính phủ nhằm ngăn chặn việc xuất khẩu khoáng sản thô, trong đó có đá Block đưa ra trong giai đoạn này là phù hợp. Đồng thời sẽ đẩy mạnh và tăng cường được công tác chế biến sâu khoáng, nâng cao giá trị tài nguyên tạo ra các sản phẩm có giá trị cao và đa dạng hóa sản phẩm, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, giải quyết thêm việc làm cho người lao động tăng thêm nguồn thu ngân sách nhà nước. Buộc các chủ đầu tư đã được cấp giấy phép khai thác khoáng phải thực hiện ngay việc đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy chế biến theo dự án đầu tư đã lập được Sở Kế hoạch & Đầu tư và các ngành liên quan thẩm định đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt cấp chứng nhận đầu tư. Từ đó sẽ khắc phục được tình trạng như hiện nay nhiều đơn vị đã được cấp chứng nhận đầu tư giấy phép khai thác Đá vôi trắng trên địa bàn chỉ quan tâm khai thác đá Block và xuất khẩu quặng thô không quan tâm và nỗ lực đầu tư cơ sở chế biến, không tận dụng được hết sản phẩm được khai thác ra từ mỏ; Gây lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường, không tăng được giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương từ nguồn tài nguyên này đã được đánh giá là tiềm năng thế mạnh của tỉnh để tỉnh Yên Bái trong Đề án phát triển ngành công nghiệp khai thác chế biến đá vôi trắng trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh giai đoạn 2015 đến 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo Quyết số 1312/QĐ-UBND ngày 29/8/2011; Xuất khẩu đá Block với một tỷ lệ hợp lý <20% sản phẩm khai thác “Theo số liệu thống kê, báo cáo sản lượng, cơ cấu sản phẩm của các mỏ đã đi vào hoạt động và tài liệu thăm dò đánh giá trữ lượng của các mỏ đá vôi trắng vùng Lục Yên tỉnh Yên Bái thì tỷ lệ: Đá Block của mỗi mỏ đủ tiêu chuẩn xuất khẩu chỉ đạt từ 15% ÷ 20% số lượng còn lại chỉ có thể làm nguyên liệu để xẻ, nghiền bột khoáng chất công nghiệp, nguyên liệu sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng thông thường./.

Nguồn: KTATMT

Tin liên quan