Bạn đang ở đây

Sức bật của thương mại điện tử

21/02/2020 08:53:07

Triển vọng tiến xa hơn

Nhận định vấn đề này, Sách trắng TMĐT Việt Nam 2019 do Cục TMĐT và Kinh tế số (KTS) - Bộ Công Thương phát hành đã chỉ ra mức tăng trưởng của thị trường TMĐT Việt Nam đang cao nhất trong 3 năm trở lại đây.

suc bat cua thuong mai dien tu
Bộ Công Thương đang hoàn thiện khung khổ pháp lý về thương mại điện tử và kinh tế số

Ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục TMĐT và KTS - khẳng định, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng TMĐT nhanh nhất thế giới với tốc độ 35% mỗi năm, cao gấp 2,5 lần so với Nhật Bản.

"Bên cạnh đó, các doanh nghiệp (DN) ứng dụng internet và công nghệ có mức tăng trưởng nhanh gấp 2,1 lần so với đơn vị không dùng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chi hơn 30% ngân sách cho công nghệ thì tăng doanh thu gấp 9 lần so với DN chi dưới 10%"- ông Đặng Hoàng Hải nhận định.

Hiện, Việt Nam đang xếp hạng 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi KTS nhanh trên thế giới; đồng thời xếp hạng 22 về tốc độ phát triển số hóa. Điều này chứng tỏ, lĩnh vực TMĐT và KTS của Việt Nam có triển vọng tiến xa hơn. Tuy nhiên, ông Đặng Hoàng Hải cũng thẳng thắn thừa nhận, hiện tại hạ tầng KTS như: Hạ tầng thanh toán điện tử, phân phối điện tử, nhân lực TMĐT và công nghệ thông tin, an toàn an ninh thông tin còn bộc lộ nhiều hạn chế. Một bộ phận lớn các DN Việt Nam, bao gồm cả DN TMĐT còn chưa ý thức được, hoặc chưa quan tâm thích đáng đến sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ hiện đại.

Ưu tiên các giải pháp trọng tâm

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã và đang triển khai các kế hoạch tổng thể về phát triển TMĐT cho từng giai đoạn 5 năm (hiện nay là Kế hoạch tổng thể cho giai đoạn 5 năm lần thứ ba (2016-2020) theo Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 8/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ), cùng với đó là các đề án thuộc Chương trình phát triển TMĐT quốc giai giai đoạn 2014-2020 (ban hành tại Quyết định 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ).

Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng nhấn mạnh, trên cơ sở những thành tựu đạt được trong các giai đoạn trước và triển vọng phát triển của lĩnh vực TMĐT trong thời gian tới, Bộ Công Thương đang đề xuất Chính phủ tiếp tục ban hành Chương trình tổng thể phát triển TMĐT quốc gia cho giai đoạn tiếp theo (giai đoạn 2021-2025), trong đó chú trọng đẩy mạnh đầu tư công nghệ để phát triển TMĐT theo chiều sâu.

"Cụ thể, Bộ Công Thương sẽ tập trung hoàn thiện thể chế và triển khai các giải pháp toàn diện, nhằm xây dựng hệ sinh thái cho TMĐT và KTS cũng như hỗ trợ DN ứng dụng các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0"- Thứ trưởng Cao Quốc Hưng lưu ý.

Ngoài ra, Bộ tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho TMĐT, bao gồm hạ tầng thanh toán, hạ tầng logistics, hạ tầng chứng thực và giao dịch đảm bảo cho TMĐT. Phát triển các giải pháp thanh toán đảm bảo trong TMĐT, khuyến khích sử dụng thanh toán điện tử khi giao dịch trực tuyến; tăng cường quản lý nhà nước đối với thanh toán xuyên biên giới trong TMĐT. Xây dựng đề án và hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong một số ngành sản xuất và dịch vụ chính, từ đó nhân rộng các mô hình ứng dụng TMĐT thành công sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Cục TMĐT và KTS đang hoàn thiện khung khổ pháp lý về TMĐT và KTS; giám sát, kiểm tra, thanh tra thực thi pháp luật về TMĐT; triển khai Chương trình phát triển TMĐT và hỗ trợ DN ứng dụng TMĐT…

Nguồn: Báo công thương

Tin liên quan