Bạn đang ở đây

Phòng, chống dịch Covid-19: Đảm bảo cung cầu hàng hoá thiết yếu ứng phó khi "tình huống 2"

06/04/2020 10:55:42

Để chủ động kịp thời ứng phó với dịch bệnh viên đường hô hấp do virut Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Sở Công Thương Yên Bái đã phối hợp với Sở Nông nghiệp&PTNT, các huyện, thị xã, thành phố triển khai rà soát các nguồn cung cấp hàng hóa thiết yếu, làm việc, vận động và được sự đồng tình ủng hộ của các doanh nghiệp, cơ sở phân phối kinh doanh chủ yếu. Sở Công Thương đã xây dựng kế hoạch đảm bảo cung cầu hàng hoá thiết yếu ứng phó khi “Tình huống 2”: Xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào tỉnh và công tác chuẩn bị khi “Tình huống 3”: Dịch bệnh lan trong cộng đồng.

Đảm bảo cung cầu hàng hoá thiết yếu khi dịch bệnh

Theo nhận định của Sở Công Thương, khi có một số trường hợp mắc dịch bệnh, các biện pháp phòng ngừa, khoanh vùng, cách ly theo quy định được thực hiện, tư tưởng một bộ phận người dân hoang mang, tình trạng tích trữ lương thực thực phẩm sẽ xảy ra ở một số địa bàn, nhất là ở địa phương nơi phát hiện người mắc bệnh, bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Khi dịch bệnh lan trong cộng đồng (Tình huống 3 xảy ra) thị trường sẽ có những diễn biến bất lợi: Lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm sẽ khan hiếm do các hoạt động thương mại, lưu thông có biểu hiện chậm lại, đình trệ, giá cả có xu hướng tăng. Tư tưởng nhân dân hoang mang, các hoạt động tích trữ hàng hoá nhu yếu phẩm tăng mạnh.

Vì vậy, ngoài các biện pháp đã triển khai ở các giai đoạn trước, tập trung vận động và chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối tổ chức điều tiết bán ra hợp lý; thông tin, tuyên truyền đến người tiêu dùng mua hàng đủ dùng, không gom hàng để chia sẻ cho người khác. Đồng thời có phương án kết nối ngay với các đơn vị phân phối để điều động hàng đến các vị trí thiếu và liên hệ ngay với ngành Công Thương các tỉnh có nguồn cung mặt hàng Yên Bái đang thiếu để được hỗ trợ. Đề nghị Cục Quản lý thị trường chỉ đạo các đội quản lý thị trường tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm trường hợp đầu cơ, găm hàng, tăng giá đột biến. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố nắm bắt thông tin khu vực bị cách ly, số lượng người, nhu cầu cần phục vụ mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao, điều động nhân lực và phương tiện phối hợp với doanh nghiệp để tiếp nhận và cung ứng hàng cho người dân. Đề nghị Sở Giao thông vận tải chủ trì, đề xuất tạo điều kiện cho các xe chuyên chở hàng hóa đến các khu vực thiếu hàng, khu vực cách ly để cung ứng phục vụ cho người dân. Đề nghị các tỉnh, thành phố có nguồn cung hàng hóa dồi dào, không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hỗ trợ, giới thiệu nguồn hàng hóa, vật tư y tế để phục vụ người dân Yên Bái.

 Kế hoạch khai thác, dự trữ và cung ứng hàng hóa thiết yếu

Đối với nhóm hàng lương thực

Tính bình quân nhu cầu 1 người/tháng là 10 kg gạo, dân số toàn tỉnh là 820 ngàn người, tương đương là 8.200 tấn gạo. Sản lượng lương thực tại địa phương có thể đáp ứng đủ. Khi cần có thể huy động từ Công ty Cổ phần lương thực Yên Bái với dự trữ tại chỗ hiện nay là 100 tấn, công ty cũng có thể vận chuyển gạo dự trữ từ các đơn vị trong ngành cung cấp thêm hàng ngàn tấn cho Yên Bái. Ngoài ra có thể khai thác thêm từ các tỉnhvùng đồng bằng Sông Hồng và các địa phương như:  Phú Thọ, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, …

Vận động và giao cho một số đơn vị chủ đạo để khai thác, dự trữ nguồn hàng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố như sau:

- Địa bàn thành phố Yên Bái: Công ty Cổ phần lương thực Yên Bái (200 tấn); hộ kinh doanh Cao Thị Hoà 12 tấn (Phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái); hộ kinh doanh Trần Thị Bình 30 tấn (phường Đồng Tâm, TP Yên Bái); hộ kinh doanh Hoàng Thị Thanh Yên 13 tấn (phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái); hộ kinh doanh Tạ Thị Niệm 15 tấn (phường Đồng Tâm, TP Yên Bái. Khi cần thiết các đơn vị này hỗ trợ cho các địa bàn khác trong tỉnh.

- Huyện Yên Bình: Vận động và giao cho một số cơ sở chủ đạo dự trữ lưu thông 27 tấn gạo, gồm các hộ kinh doanh: Đặng Thị Vân 1 tấn, Lương thị Đào 10 tấn, Nguyễn Thị Thu Hương 3 tấn, Phạm Thị Hường 2,5 tấn, Lương Thị Nhàn 1 tấn, Phạm Thị Lan 1,5 tấn, Trần Thị Dung 3 tấn, Đặng Thị Thành 3 tấn, các hộ kinh doanh ở thị trấn thác bà 2,5 tấn.

- Huyện Lục Yên: Vận động và giao cho một số cơ sở chủ đạo dự trữ lưu thông 60 tấn gạo, gồm các hộ kinh doanh: Lê Đình Hai 1 tấn, Cao Thị Quý 0,5 tấn, Nguyễn Thị Thành 1,5 tấn, Nguyễn Thị Bình 1 tấn, Hoàng Thị Ngân 1 tấn, Phạm Thị Thái 3 tấn, Cửa hàng gạo số 1 chợ Yên Thế 1 tấn, Cửa hàng gạo số 2 chợ Yên Thế 1 tấn, HKD Tuyên Phú 15 tấn, HKD Thủy Phong 35 tấn.

- Huyện Trấn Yên: Vận động và giao các cơ sở kinh doanh gạo lưu thông thường xuyên đảm bảo 10 tấn gạo, gồm: Hộ KD Lục Tú 8 tấn, HKD Đặng Thị Thoa, Nguyễn Thị Giới ở xã Đào Thịnh 2 tấn. Còn lại một số hộ kinh doanh dưới 1 tấn/ngày.

- Huyện Văn Yên: Vận động 02 cơ sở kinh doanh gạo lưu thông thường xuyên đảm bảo 20 tấn gạo, gồm: Hộ KD Thoa Hùng 10 tấn, HKD Bình Thuận 10 tấn. Còn lại các cơ sở nhỏ lẻ dưới 1 tấn.

- Huyện Văn Chấn: Vận động và giao cho một số cơ sở chủ đạo dự trữ lưu thông 34 tấn gạo, gồm Hợp tác xã DVNN Tú Lệ 10 tấn, các hộ kinh doanh các xã trên địa bàn huyện giao động 1-3 tấn.

- Thị xã Nghĩa Lộ: Giao cho một số đơn vị chủ đạo dự trữ lưu thông 100 tấn gạo, gồm Hộ sản xuất, kinh doanh gạo Mường Lò 25 tấn; DNTN Nhân Thu 40 tấn; Cơ sở xay xát Tú Anh 25 tấn; co sở xay xát Hiền Nhân 10 tấn. Khi cần thiết các đơn vị này hỗ trợ cho các xã thuộc các huyện miền tây.

- Huyện Mù Cang Chải: Vận động và giao cho một số đơn vị chủ đạo dự trữ lưu thông 18 tấn gạo, gồm hộ kinh doanh Sùng A Làng 3 tấn, Đoàn Văn Thành 3 tấn, Đặng Minh Châu 2 tấn, Vũ Thị Thủy 3 tấn, Nguyễn Thị Tám 2 tấn, Đào Văn Ngọc 2 tấn, Bùi Đình Nhu 3 tấn.

- Huyện Trạm Tấu: Các hộ kinh doanh nhỏ, do nhân dân trên địa bàn chủ yếu tự cung tự cấp là chính nên sản lượng gạo tại thị trấn duy trì kinh doanh thường xuyên của các hộ kinh doanh đạt 2 tấn, một số hộ kinh doanh khác kinh doanh dưới 1 tấn/ngày.

Tổng cộng lượng gạo dự trữ và lưu thông thường xuyên tại thời điểm là 648 tấn, ước giá trị 8,215 tỷ đồng.

(danh sách cơ sở kinh doanh lương thực - gạo tại tệp đính kèm)

Đối với nhóm hàng thực phẩm tươi sống

Nhóm thịt gia súc, gia cầm và thủy sản: Tạm tính nhu cầu tiêu thụ thịt lợn hơi của tỉnh: 2.500 tấn/tháng (bình quân khoảng 3kg lợn hơi/1 người). Sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong tỉnh có thể đáp ứng đủ với khoảng: 3.500 tấn/tháng, ngoài ra còn cung cấp cấp các loại gia cầm, thủy sản như gà, cá cho thị trường. Khi nhu cầu cục bộ ở một số địa bàn tăng quá cao, có thể điều tiết trong tỉnh và khai thác thêm khoảng 700 tấn, từ các tỉnh, thành không có dịch và giao cho một số siêu thị trên địa bàn cung ứng.

Ngoài nguồn chăn nuôi nhỏ lẻ trong nhân dân, một số đơn vị cung ứng mặt hàng thịt lợn chủ yếu trên địa bàn các huyện, thị, thành phố có thể huy động khi cần thiết như sau:

Thành phố Yên Bái:  Công ty TNHH Đầm Mỏ 1.200 con (xã Minh Bảo, TP Yên Bái); Trung tâm SX nông nghiệp công nghệ cao - Tổng Công ty Hoà Bình Minh 2.000 con (xã Tuy Lộc, TP Yên Bái); Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Yên Bái 200 (xã Âu Lâu, TP Yên Bái); hộ gia đình ông Vũ Thanh Lâm 950 con (xã Nam Cường, TP Yên Bái), khi cần thiết điều tiết các đơn vị này cung cấp cho địa bàn các huyện, thị trong tỉnh.

Huyện Yên Bình: Điều tiết nguồn cung từ các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Yên Bái và địa bàn khác.

Huyện Lục Yên: Hợp tác xã Đại Sơn 100 con (xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên); nguồn điều tiết từ các doanh nghiệp ở địa bàn khác và nguồn từ trong dân nuôi.

Huyện Trấn Yên: Công ty TNHH Bảo Thiên Yên Bái 1.300 con (xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên); Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Hoà Yên (xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên); trại lợn Nguyễn Hữu Thi (xã Y Can, huyện Trấn Yên); khi cần thiết điều tiết cung cấp cho địa bàn khác trong tỉnh.

Huyện Văn Yên: Hộ kinh doanh Trần Xuân Diệu 2.000 (xã Yên Hưng, huyện Văn Yên); Trại lợn Trần Thị Minh Giang 700 con (xã Đông an, huyện Văn Yên).

Huyện Văn Chấn: Điều tiết nguồn cung từ các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn khác và nguồn nuôi từ trong dân.

Thị xã Nghĩa Lộ: Công ty TNHH Hoàng Vũ Lai Châu 6.000 con (TT Nông trường Nghĩa Lộ); điều tiết nguồn cung từ địa bàn khác.

Huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu: Chủ yếu nguồn nuôi từ trong dân, khi cần thiết điều tiết từ địa bàn khác.

Nhóm rau xanh các loại: Ước tổng nhu cầu rau xanh toàn tỉnh là 9.020 tấn/tháng. Sản lượng tại chỗ có thể đáp ứng khoảng: trên 10.000 tấn/tháng, từ nguồn cung tại các xã Tuy Lộc, Hợp Minh, Văn Tiến, Âu Lâu (TP Yên Bái); các xã, phường thuộc địa bàn các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh, chủ yếu từ canh tác của người dân. Khi cần thiết, sản lượng tại chỗ chưa đáp ứng kịp, khai thác khoảng:  900-1.000 tấn từ các tỉnh thành không có dịch…

Kế hoạch khai thác, dự trữ trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố: Chủ yếu khai khác nguồn tại chỗ, riêng thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình, huyện Trấn Yên có thể khai thác nguồn từ các các địa phương giáp danh trong tỉnh và ngoài tỉnh.

Đối với nhóm hàng công nghệ phẩm tiêu dùng

Về nhu cầu (đường, sữa, nước mắm, bột canh, mỳ chính, mỳ tôm; lương khô; dầu ăn; muối I ốt...) ước khoảng 2.300 tấn/1 tháng (bình quân khoảng 2,7kg/1 người).

Hiện nay nguồn đã có sẵn tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng bình thường của người dân. Các sản phẩm này hoàn toàn nhập từ các cơ sở chế biến, các nhà phân phối lớn trong nước, khi lưu thông hàng hoá không bị ảnh hưởng, khả năng đáp ứng tốt kể cả khi nhu cầu tăng đột biến. Tuy nhiên khi dịch phức tạp, sẽ ảnh hưởng đến lưu thông hàng hoá, do vậy cần vận động các cơ sở tăng cường dự trữ hàng hoá thiết yếu. Cần thiết sẽ phối hợp với các tỉnh ít bị ảnh hưởng để đảm bảo nguồn cung.

Khi có các khu vực bị cách ly, hầu hết các đơn vị kinh doanh đều ủng hộ việc tổ chức điểm bán hàng tại nơi cách ly. Vận động và giao cho một số đơn vị cung ứng nguồn hàng cho địa bàn các huyện, thị xã, thành phố như sau:

- Thành phố Yên Bái: Tổng giá trị 51,8 tỷ đồng, trong đó:

+ Công ty TNHH TMDV Hằng Hiển - Thôn Bảo Thịnh, Đường Thanh Niêm, xã Minh Bảo. Đảm bảo cung cấp mỳ tôm gói, phở gói, sữa tươi, nước uống đóng chai, mỳ chính, nước mắm. Ước giá trị: 7 tỷ đồng;

+ Công ty TNHH TM Nga Hoàn - Số 103, Tổ 4, Phường Hợp Minh. Đảm bảo cung cấp mỳ tôm gói, dầu ăn, mỳ chính. Ước giá trị: 1,7 tỷ đồng;

+ Công ty TNHH Hùng Cường - Tổ 15, Phường NTH. Đảm bảo cung cấp mỳ tôm gói, nước mắm, sữa tươi. Ước giá trị: 300 triệu đồng;

+ Công ty TNHH TM và DV Hải Phượng - Thôn Nước Mát, xã Âu Lâu. Đảm bảo cung cấp mỳ tôm gói, phở gói, bột canh, đường sữa. Ước giá trị: 1 tỷ đồng;

+ Công ty CP TM và ĐT Yên Bái - Số 92, Đường Trần Hưng Đạo, P Hồng Hà, TP Yên Bái. Đảm bảo cung cấp nước mắm, bột canh, muối, lương khô... Ước giá trị: 4 tỷ đồng;

+ DNTN Sức Xuân - Tổ 3, Phường Hợp Minh. Đảm bảo cung cấp dầu ăn, mỳ tôm, sữa tươi, nước uống đóng chai. Ước giá trị: 5 tỷ đồng;

+ Công ty TNHH Thịnh Long Yên Bái - Tổ 5, Phường Hợp Minh. Đảm bảo cung cấp mỳ tôm, miến, cháo, bột canh, mỹ phẩm, sữa tuơi, nước uống đóng chai, giấy vệ sinh. Ước giá trị: 1,3 tỷ đồng;

+ DNTN Thương mại Tuấn Tuyết Yên Bái - Số 329, Đường Ngô Minh Loan, Phường Hợp Minh. Đảm bảo cung cấp nước tẩy rửa, bột giặt, nước lau sàn, bột canh, mỳ chính, đường. Ước giá trị 20 tỷ đồng.

+ Siêu thị Vinmart - Tầng 2, TTTM Vincom Yên Bái, Đường Thành Công, TP Yên Bái. Đảm bảo cung cấp các mặt mặt hàng thiết yếu tiêu dùng hàng ngày như lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, rau củ quả, công nghệ chế biến, hàng tiêu dùng khác. Ước giá trị 6,5 tỷ đồng.

+ Vinmart+ (hệ thống 10 của hàng) - Phường Nguyễn Thái Học 3 cửa hàng, P. Hồng Hà 2 cửa hàng, P. Đồng Tâm 2 cửa hàng, P. Minh Tân 01 cửa hàng, TT Yên Bình 02 cửa hàng. Đảm bảo cung cấp các mặt mặt hàng thiết yếu tiêu dùng hàng ngày như lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, rau củ quả, công nghệ chế biến, hàng tiêu dùng khác. Ước giá trị 5 tỷ đồng.

 - Còn lại địa bàn các huyện, thị xã được các nhà phân phối đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu thường xuyên, kịp thời trong mọi tình huống. Trường hợp khi cần thiết do dịch bệnh bị cô lập trong khu vực cách ly được các đơn vị phân phối tăng chuyến cung cấp tới các địa bàn trong tỉnh.

(danh sách cơ sở kinh doanh phân phối công nghệ phẩm tại tệp đính kèm)

Các mặt hàng chăn, màn: Nhu cầu sử dụng: từ 500 - 1.000 bộ (gồm đệm, chăn, gối, màn) chủ yếu phục vụ cho các khu vực cách ly tập trung, mới được thiết lập.

- Nguồn cung ứng: Tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích và các chợ trung tâm, các cửa hàng nhỏ lẻ trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố đủ cung ứng các sản phẩm phục vụ khi có nhu cầu.

Đối với nhóm hàng xăng dầu, điện sinh hoạt

Nhóm xăng, dầu: Nhu cầu tiêu dùng bình quân 1 tháng là 8.000 m3. Nguồn hàng xăng, dầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Giao cho 02 doanh nghiệp cung cấp chủ yếu đảm bảo: Công ty Xăng dầu Yên Bái nguồn hàng lưu thông dự trữ khoảng 2.500m3 ; Doanh nghiệp tư nhân trung tâm xăng dầu Chiến Thắng 800m3 và hệ thống 81 cửa hàng bán lẻ xăng dầu được bố trí trên khắp các địa bàn, duy trì tối thiểu nhu cầu dùng 1 tháng trong tình huống khoanh vùng, cách ly.

Thành phố Yên Bái: 13 cửa hàng; huyện Yên Bình: 11 cửa hàng; huyện Lục Yên: 08 cửa hàng; huyện Trấn Yên:10 cửa hàng; huyện Văn Yên:18 cửa hàng; huyện Văn Chấn: 20 cửa hàng; thị xã Nghĩa Lộ: 01 cửa hàng; huyện Mù Cang Chải: 03 cửa hàng; huyện Trạm Tấu: 01 cửa hàng. Khi cần thiết có thể điều tiết nguồn cung từ các  địa bàn đến những nơi thiếu.

 Nguồn điện: Sở Công thương đã chỉ đạo Công ty Điện lực Yên Bái xây dựng phương án đảm bảo cung cấp điện phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Nhóm hàng chất đốt: Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

Ước tổng nhu cầu tiêu dùng 1 tháng khoảng 615 tấn khí LPG (bình quân 3kg/hộ gia đình). Tổng sản lượng dự trữ khoảng 850 tấn, do các đơn vị kinh doanh trên địa bàn đảm nhiệm, trong đó có 03 trạm triết nạp và 546 cửa hàng bán lẻ trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

Một số đơn vị cung ứng nguồn hàng cho địa bàn các huyện, thị xã, thành phố như sau: Thành phố Yên Bái: Công ty TNHH gas Cường Thắng 250-300 tân; Công ty TNHH Bắc Thăng Long 250 tấn; Công ty TNHH thương mại dầu khí An Bình 250 tấn; Công ty Xăng dầu Yên Bái 50 tấn, khi cần thiết điều tiết nguồn cung cho các địa bàn khác trong tỉnh; huyện Yên Bình: 93 cửa hàng; huyện Lục Yên: 51 cửa hàng; huyện Trấn Yên: 57 cửa hàng; huyện Văn Yên: 116 cửa hàng; huyện Văn Chấn: 106 cửa hàng; thị xã Nghĩa Lộ: 28 cửa hàng bán lẻ; huyện Mù Cang Chải: 9 cửa hàng; huyện Trạm Tấu: 11 cửa hàng bán lẻ .

Nhóm hàng khẩu trang y tế, khẩu trang vải, nước sát trùng phòng chống dịch

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái 495 cơ sở bán buôn và bán lẻ, trong đó:

- Có 09 cơ sở bán buôn trên địa bàn tỉnh, gồm: Công ty CP dược phẩm Yên Bái - Số 725, đường Yên Ninh, Phường Minh Tân, Thành phố  Yên Bái; Công ty TNHH thương mại dược phẩm Cường Mùi - Số 1100, đường Đinh Tiên Hoàng, tổ 1, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình; Công ty TNHH dược phẩm Thanh Phương - SN 772B, đường Điện Biên, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái; Công ty TNHH dược phẩm Sơn Thuỷ - Số 509, đường Yên Ninh, tổ 8, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái; Công ty CP Y tế AMV Hoàng Liên - Tổ 12A, đường Nguyễn Tất Thành, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái; Công ty TNHH Thương mại và dược phẩm Yên Bái - Số 266, đường Đinh Tiên Hoàng - Phường Yên Thịnh; Công ty CP Dược phẩm Lê Nguyễn - Số 139, đường Cao Thắng, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái; Công ty TNHH Vật tư thiết bị hóa chất Minh An - Số 215, đường Điện Biên, tổ 18, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái; Chi nhánh Công ty Cổ phần Traphaco tại Yên Bái - Số 862, đường Yên Ninh, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái.

- Có 486 cơ sở bán lẻ mặt hàng khẩu trang y tế, khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang vải thường và nước sát trùng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố tại các cơ sở gồm: Thành phố Yên Bái: Có 191 nhà thuốc và các cửa hàng tạp hóa; huyện Yên Bình: Có 55 cơ sở nhà thuốc và các cửa hàng tạp hóa; huyện Lục Yên: Có 46 cơ sở nhà thuốc và các cửa hàng tạp hóa; huyện Trấn Yên: Có 34 cơ sở nhà thuốc và các cửa hàng tạp hóa; huyện Văn Yên: Có 47 cơ sở nhà thuốc và các cửa hàng tạp hóa; huyện Văn Chấn: Có 65 cơ sở nhà thuốc và các cửa hàng tạp hóa; thị xã Nghĩa Lộ: Có 19 cơ sở nhà thuốc và các cửa hàng tạp hóa; huyện Mù Cang Chải: Có 15 cơ sở nhà thuốc và các cửa hàng tạp hóa; huyện Trạm Tấu: Có 14  cơ sở nhà thuốc và các cửa hàng tạp hóa.

Khi cần thiết điều tiết lưu thông giữa các huyện, thị xã, thành phố; đề nghị tỉnh trích kinh phí đặt hàng doanh nghiệp cung cấp khẩu trang vải kháng khuẩn, vải thường gồm: Tổng công ty may mặc 10-CTCP (Long Biên - Hà Nội. ĐT: 0912.060.635; Tổng công ty may Hưng Yên (TP Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên. ĐT: 0965882.582; Công ty cổ phẩn may Nam Định (TP Nam định- Tỉnh Nam Định. ĐT: 0915.375.046); Công ty TNHH Vikore Phú Thọ (Lô B6, KCN Thụy Vân, Phú Thọ - ĐT: 0210.3595.555); Công ty TNHH MTV 19/5 Bộ Công An (số 98 Chiến Thắng, P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội - ĐT: 0243.5520.358); Công ty TNHH Hàn Việt (xã Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, Hà Nội - ĐT: 0978.593.004); Công ty CP X20 (số 35, Phan Đăng Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội - ĐT: 0906.231.333); Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG (Phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên - ĐT: 0912.452.261);  Công ty CP May Sông Hồng (KCN Mỹ Trung, Tp Nam Định-ĐT: 0986.233.536); Công ty CP Dệt May Nam Việt (Phường Hùng Vương, TX Phú Thọ, Phú Thọ- ĐT: 0357.258.888)...Các nhà máy may trên địa bàn tỉnh.

Chuẩn bị cho tình huống cao hơn về mức độ lây nhiễm của dịch bệnh.

Khi trên 1.000 người dân bị nhiễm bệnh, làm tư tưởng nhân dân rất hoang mang; các biện pháp cấm đi lại cục bộ sẽ được áp dụng; các hoạt động thương mại tại một số địa phương trong tỉnh sẽ dừng hoạt động (một số chợ, cửa hàng thương mại, trung tâm thương mại, siêu thị …); lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm, thiết bị vật tư y tế sẽ khan hiếm cục bộ do dừng hoạt động thương mại, giá các mặt hàng này sẽ tăng đột biến tại các điểm nóng khu vực dịch bệnh.

Các giải pháp ứng phó: Sở Công Thương tổ chức thực hiện áp dụng biện pháp ở mức cao như:

- Huy động một số doanh nghiệp tổ chức các đợt bán hàng lưu động, cung ứng sản phẩm hàng hóa đến vùng dịch theo hướng dẫn của cơ quan chức năng (tập trung các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu).

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nắm bắt tình hình sản xuất nông sản, chăn nuôi của nhân dân; vận động nhân dân và các cơ sở chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi…duy trì sản xuất, chăn nuôi nhằm cung cấp đủ nguồn lương thực, thực phẩm cung ứng tại chỗ và cung cấp đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Chủ trì, phối hợp với lực lượng QLTT, UBND các huyện, thị xã, thành phố nắm bắt, tăng cường chỉ đạo bình ổn tình hình thị trường, giá cả hàng hóa.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái

Tài liệu đính kèm: 

Tin liên quan