Bạn đang ở đây

Đẩy mạnh tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Tham dự Hội nghị có đại diện Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương... cùng đông đảo phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí phía Bắc. Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cũng đã tới tham dự Hội nghị.

Tại Hội nghị, đánh giá về công tác tuyên truyền thông tin của các cơ quan thông tấn, báo chí, ông Trần Đức Lai – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, các phương tiện truyền thông đã phối hợp rất tốt, đóng góp tích cực trong kết quả Cuộc vận động. Bằng các hình thức và nội dung phong phú, các đơn vị báo chí đã vào cuộc nhanh chóng, tích cực hưởng ứng, góp phần đổi mới nhận thức của người dân; đồng thời tuyên truyền được nhiều nhân tố mới trong sản xuất, phân phối, tiêu dùng. Tuy nhiên, một số báo chưa thực hiện nghiêm túc tôn chỉ mục đích, thông tin sai sự thật, sai định hướng thiếu khách quan thiện chí, làm ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội.

Ông Trần Đức Lai - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại Hội nghị

Theo ông Lê Bá Trình – Thành viên BCĐ Trung ương, Trưởng Ban thường trực Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, qua 3 năm thực hiện Cuộc vận động, các cơ quan thông tấn, báo chí đã ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong công tác thông tin, tuyên truyền. Ban Tuyên giáo các cấp đã kịp thời hướng dẫn, định hướng công tác tuyên truyền về Cuộc vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận xã hội.

Ông Lê Bá Trình trình bày báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Cuộc vận động

Bên cạnh đó, ngành Thông tin và truyền thông đã thường xuyên định hướng các cơ quan báo chí để đẩy mạnh tuyên truyền Cuộc vận động. Các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải hàng ngàn chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, hàng vạn tin bài tuyên truyền về Cuộc vận động với hình thức và nội dung phong phú đã thu hút được sự quan tâm chú ý của đông đảo người dân trong cả nước.

Để phát huy hơn nữa kết quả của Cuộc vận động, theo ông Lê Bá Trình, cần lưu ý một số vấn đề trong công tác tuyên truyền như sau: Cẩn đẩy mạnh thông tin để toàn xã hội hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của Cuộc vận động nhằm tạo nên sự đồng thuận cao và quyết tâm thực hiện hiệu quả Cuộc vận động ở mọi cấp, mọi ngành. Qua đó, góp phần quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tốt của Việt Nam; Tạo hiệu ứng tích cực trong xã hội để xây dựng văn hóa sản xuất, tiêu dùng, v.v…

Mục tiêu Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến năm 2015:

100% cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước ưu tiên mua sắm hàng hóa sản xuất trong nước khi mua sắm công.

100% cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng chuyên trang, chuyên mục, định kỳ tuyên truyền về Cuộc vận động.

Cơ bản hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và hàng rào kỹ thuật thương mại nhằm khuyến khích, bảo vệ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước theo quy định của WTO.

90% số xã ở địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa có cửa hàng bán hàng Việt phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân.

80% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên dùng hàng hóa thương hiệu Việt, v.v…

Nguồn: Moit.gov.vn

Tiêu đề: 
Đẩy mạnh tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Ảnh đại diện: