Bạn đang ở đây

Tai họa cho nước Anh nếu ở lại Liên minh Hải quan với EU sau Brexit

17/01/2018 13:58:48
 

Chưa đầy 15 tháng nữa, Vương quốc Anh sẽ trở thành một nước thứ ba, không phải thành viên EU. Một cuộc tranh luận hiện đang diễn ra về mối quan hệ hải quan giữa Anh với EU sau Brexit. Quan điểm của chính phủ Anh là rời khỏi liên minh hải quan của EU, cho phép Anh ký kết các thỏa thuận thương mại mới. Một số quan điểm vẫn cố giữ mọi thứ như trước đây kể cả sau Brexit. Họ yêu cầu Anh ở lại trong liên minh thuế quan và thị trường chung. Liên minh hải quan cho phép hàng hóa lưu chuyển tự do mà không cần kiểm tra hải quan. Các mặt hàng nhập khẩu vào một nước thành viên không cần thông quan rõ ràng khi chuyển sang quốc gia thành viên khác. Nhưng bù lại, các thành viên phải áp đặt mức thuế như nhau với các nước ngoài liên minh. Ngoài ra, họ sẽ tham gia các hiệp định thương mại với tư cách một khối liên minh khi đàm phán với các nước thứ ba như Nhật Bản, Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ.

Một số ý kiến cho rằng, không thể ở lại trong Liên minh hải quan EU sau Brexit. Ngoại trừ đất nước Monaco nhỏ bé, chỉ có các nước EU nằm trong liên minh hải quan này. Ngay cả Na Uy, Iceland, Liechtenstein và Thụy Sỹ là những quốc gia gần gũi nhất với EU đều ở ngoài liên minh. Có thể thỏa thuận một hiệp định hải quan mới với Liên minh hải quan EU. Thổ Nhĩ Kỳ, Andorra và San Marino đều đã có một hiệp định như thế. Nhưng phương án mà Thổ Nhĩ Kỳ chọn không bao gồm tất cả hàng hóa. Đó là một liên minh hải quan từng phần và được thiết kế cho một nước ít nhất là trong một giai đoạn của con đường hướng tới thành viên EU.

Đồng ý rằng, một hiệp định hải quan kiểu “phương án kiểu Thổ Nhĩ Kỳ” với EU có những hạn chế đáng kể. Nó có nghĩa là chấp nhận rằng họ không thể thỏa thuận các giao dịch thương mại riêng. Là một thành viên của EU, chính sách thương mại được xây dựng trên cơ sở của 28 nước, nhưng nước Anh đều có vị trí trong các thể chế EU. Sau Brexit thì ảnh hưởng đó sẽ mất đi.

Đảng Lao động Anh đang nhìn thấy một vấn đề khác của “phương án kiểu Thổ Nhĩ Kỳ” theo đó, chính trị gia Barry Gardiner đã lập luận, một hiệp định như vậy nên được loại trừ vì nó “sẽ trao quyền quyết định các vấn đề thuế và hạn ngạch của nước Anh cho EU với các nước thứ ba. Nước Anh buộc phải tự do hóa thị trường nhưng có sự tiếp cận có đi có lại với họ”. Như vậy, Anh có ít quyền lực hơn, kiểm soát ít hơn trong xác định tương lai kinh tế của nước này.

Thời báo Times nhận định vai trò của Đảng Lao động Anh đang ngày càng phát triển. Không nghi ngờ khi các chiến lược gia của Đảng Lao động sẵn sàng mở các đường phân chia với chính sách của Chính phủ. Nhưng đa số công chúng - những người đã bỏ phiếu hoặc muốn xem xét Brexit - lại không đánh giá cao nỗ lực này. Trong luật pháp quốc tế và các hiệp định xác định các cơ cấu: Là thành viên hoặc không là thành viên, thiết lập một hiệp định thương mại hoặc một liên minh hải quan hoặc không gì cả. Ý tưởng nước Anh có thể thuyết phục EU đồng ý một liên minh hải quan sửa đổi cho phép Anh tiếp tục bàn về chính sách thương mại như một nước không phải thành viên EU- dường như trở nên không thực tế.

Trừ khi có một hiệp định hải quan mới đạt được, nước Anh sẽ mất lợi thế của Liên minh hải quan với EU sau giai đoạn chuyển đổi (có thể vào cuối năm 2020). Nước Anh nên tìm kiếm một thỏa thuận thương mại sâu sắc với EU, bao gồm hợp tác đầy đủ về hải quan, nhưng các chính trị gia cần phải thành thực trước thực tế: Rời khỏi liên minh hải quan sẽ đi kèm với chi phí.

 

Tin liên quan